Zalo Business là gì? Cách đăng ký và sử dụng NHANH CHÓNG

16/08/2023 5949

Mục lục

    Zalo Business là một nền tảng kinh doanh trực tuyến được phát triển bởi Zalo - một ứng dụng nhắn tin phổ biến tại Việt Nam. Với Zalo Business, doanh nghiệp, cá nhân có thể tận dụng tiềm năng của mạng xã hội để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn. Vậy Zalo Business là gì? Tính năng của nó như thế nào? Hãy cùng 24hStore tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

    1. Zalo Business là gì

    Zalo Business là gì? Zalo Business hay còn gọi là tài khoản Zalo Business ( Zalo Business Account ) là một nền tảng giúp doanh nghiệp, cá nhân tương tác với khách hàng thông qua ứng dụng Zalo. Nền tảng này cung cấp các công cụ để quản lý các kênh liên lạc với khách hàng, xây dựng và quản lý các chiến dịch marketing, tạo các bot trả lời tự động, quản lý các đơn hàng và thanh toán trực tuyến. Khác với tài khoản Zalo OA (Zalo Official Account) chỉ được phép sử dụng cho doanh nghiệp, thì tài khoản Zalo Business đã được mở rộng cho cả việc kinh doanh cá nhân.

    Zalo Business là gì

    Zalo là một trong những nền tảng mạng xã hội hàng đầu Việt Nam. Để có trải nghiệm cuộc gọi tốt nhất trên ứng dụng này, bạn không nên bỏ lỡ các mẹo trong bài viết 5 mẹo để có cuộc gọi Zalo chất lượng nhất trên iPhone 14

    2. Phí đăng ký sử dụng Zalo Business

    Tùy vào nhu cầu, mục tiêu của mình mà chúng ta có thể lựa chọn đăng ký các gói khác nhau. Vậy Zalo Business giá bao nhiêu? Cụ thể như sau.

    Zalo đã đưa ra 3 gói đăng ký sử dụng dịch vụ Zalo Business :

    Standard: mức phí 2.800 đồng/ngày

    • Quản lý tin nhắn: cho phép tạo và quản lý các tin nhắn trả lời tự động và lịch sử tin nhắn.

    • Quảng cáo sản phẩm: tạo và quản lý các quảng cáo trên Zalo OAZalo Ads.

    • Quản lý đơn hàng: giúp theo dõi và quản lý đơn hàng của khách hàng.

    Pro: mức phí 5.500 đồng/ngày

    • Tính năng của gói Standard.

    • Gửi tin nhắn hàng loạt: cho phép gửi tin nhắn đến nhiều người dùng cùng một lúc.

    • Tạo mã QR: giúp tạo mã QR để quảng cáo sản phẩm và tăng tương tác khách hàng.

    • Báo cáo và thống kê: cung cấp các báo cáo và thống kê chi tiết về tương tác khách hàng.

    Elite: mức phí 55.000 đồng/ngày

    • Tính năng của gói Pro.

    • Gửi tin nhắn hàng loạt tự động: cho phép tạo tin nhắn hàng loạt được gửi tự động.

    • Tối ưu hóa quảng cáo: tối ưu hóa quảng cáo để tăng hiệu quả quảng cáo sản phẩm.

    • Hỗ trợ khách hàng 24/7: hỗ trợ khách hàng qua các kênh hỗ trợ 24/7.

    Phí đăng ký sử dụng Zalo Business

    3. Những tính năng của Zalo Business

    Zalo Business là một nền tảng kinh doanh trực tuyến được rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân tin dùng. Vậy tính năng Zalo Business là gì? Tại sao nhiều người lại sử dụng dịch vụ này. Cùng tìm hiểu nhé.

    Tính năng Zalo Business

    Bạn có thể ẩn đi cuộc trò chuyện bất kỳ và nhập mã PIN để xem lại nội dung trên Zalo. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta sẽ gặp khó khăn vì không nhớ mật mã chính xác. Cùng xem cách giải quyết tình huống tại cách đọc tin nhắn đã ẩn trên Zalo không cần mã PIN

    3.1 Quản lý danh sách khách hàng

    Tính năng quản lý danh sách khách hàng trong Zalo Business là gì? Cụ thể, tính năng này có thể giúp chúng ta: 

    • Tìm kiếm khách hàng: tìm kiếm thông tin khách hàng dựa trên các tiêu chí như tên, số điện thoại, địa chỉ, ...

    • Thêm mới khách hàng: thêm mới khách hàng một cách dễ dàng bằng cách nhập thông tin khách hàng vào hệ thống.

    • Quản lý thông tin khách hàng: quản lý thông tin khách hàng bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ, email, lịch sử tương tác với khách hàng và các thông tin khác.

    • Phân loại khách hàng: phân loại khách hàng dựa trên các tiêu chí như loại sản phẩm, mức độ quan tâm, tần suất mua hàng,..

    3.2 Tính năng Chat Bot

    Chatbot Zalo Business là gì? Đây là một tính năng quan trọng cho phép doanh nghiệp tạo ra các tin nhắn tự động để tương tác với khách hàng. Các chatbot có thể được tạo ra và cấu hình để trả lời tự động cho các câu hỏi phổ biến của khách hàng hoặc hướng dẫn họ hoàn tất các tác vụ cần thiết trên trang doanh nghiệp trên Zalo.

    Chatbot cũng có thể được tạo ra để phản hồi các yêu cầu hỗ trợ của khách hàng và giúp khách hàng giải quyết các vấn đề cơ bản mà không cần liên lạc với nhân viên hỗ trợ khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian phản hồi và tăng tính năng đáp ứng khách hàng, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

    Kể từ ngày 1/8/2022, Zalo đã chính thức triển khai gói thuê bao theo tháng cho người dùng. Bằng cách hạn chế các tính năng tài khoản cá nhân, Zalo buộc người dùng phải trả phí để có thể sử dụng thoải mái ứng dụng. XEM chi tiết tại Zalo bắt đầu thu phí 399.000đ/tháng nên đi hay ở?

    3.3 Quản lý đơn hàng và sản phẩm

    Tính năng quản lý đơn hàng và sản phẩm trên Zalo Business là gì? Tính năng này sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt hơn các hoạt động bán hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

    Cụ thể, các tính năng quản lý đơn hàng và sản phẩm bao gồm:

    • Quản lý sản phẩm: Doanh nghiệp có thể tạo ra danh sách sản phẩm với các thông tin như tên sản phẩm, giá bán, mô tả sản phẩm, hình ảnh sản phẩm và số lượng sản phẩm hiện có.

    • Quản lý đơn hàng: Cho phép doanh nghiệp quản lý các thông tin về đơn hàng như số lượng đơn hàng, thông tin khách hàng, thông tin vận chuyển, trạng thái đơn hàng và thời gian giao hàng. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý các hoạt động bán hàng của mình một cách hiệu quả.

    • Tính năng đặt hàng: cho phép khách hàng đặt hàng trực tiếp trên trang doanh nghiệp của bạn trên Zalo và cung cấp các thông tin về sản phẩm và đơn hàng.

    3.4  Thống kê doanh thu

    Tính năng thống kê doanh thu trên Zalo Business cho phép doanh nghiệp theo dõi và phân tích các thông tin về doanh thu của mình từ các hoạt động bán hàng trên trang doanh nghiệp trên Zalo. Tính năng này giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của mình và có thể điều chỉnh các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả.

    Zalo là một trong những tính năng được người dùng đánh giá cao về khả năng bảo mật cá nhân. Chính vì thế Zalo không ngừng nâng cấp bổ sung thêm một tính năng mới giúp người dùng có thể tự cài đặt tự động xóa tin nhắn sau 1 ngày thay vì xóa tin nhắn thủ công như trước đây. Theo dõi ngay bài viết cách xóa tin nhắn trên zalo sau 1 ngày 

    4. Cách đăng ký tài khoản Zalo Business

    Giờ đây, có lẽ các bạn đã hiểu rõ hơn về Zalo Business cũng như đã trả lời được nghi vấn Zalo Business là gì? Vậy cách đăng ký Zalo Business trên điện thoại, máy tính như thế nào? Chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể các bước ngay dưới đây:
    Bước 1: Truy cập trang đăng ký Zalo Business tại https://business.zalo.me/

    Bước 2: Điền thông tin cần thiết vào biểu mẫu đăng ký, bao gồm tên đầy đủ, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email và mật khẩu.

    Bước 3: Xác thực tài khoản bằng cách nhập mã xác thực được gửi đến số điện thoại của bạn.

    Bước 4: Điền thông tin chi tiết bao gồm tên, loại hình, logo, ảnh bìa, giới thiệu.

    Bước 5: Cấu hình trang của bạn bằng cách thêm các thông tin liên lạc, mô tả sản phẩm và dịch vụ, các thông tin khuyến mãi, tài liệu hướng dẫn và các tùy chọn khác.

    Bước 6: Kết nối tài khoản Zalo Business với tài khoản ngân hàng để có thể nhận thanh toán từ khách hàng.

    Cách đăng ký tài khoản Zalo Business

    Trong một vài lần vô ý mà bạn lỡ làm sai quy định và nguyên tắc của Zalo và khiến tài khoản Zalo bị khóa tạm thời hoặc vĩnh viễn. Đừng lo lắng, hãy xem nguyên nhân và cách khắc phục tại tài khoản Zalo bị khóa

    5. Ưu và nhược điểm khi sử dụng tài khoản Zalo Business

    Zalo Business là một công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc quản lý và tương tác với khách hàng thông qua Zalo, một ứng dụng nhắn tin được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Nhưng ứng dụng nào cũng có mặt ưu và nhược khi sử dụng. Vậy ưu, nhược điểm khi sử dụng tài khoản Zalo Business là gì? Cùng xem chúng tôi phân tích cụ thể dưới đây:

    Ưu điểm:

    • Giao tiếp với khách hàng trực tiếp và tiện lợi hơn qua tin nhắn, cho phép doanh nghiệp chăm sóc khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

    • Được tích hợp các tính năng hỗ trợ quản lý đơn hàng, tạo sản phẩm và quản lý nhân viên, giúp quản lý doanh nghiệp dễ dàng hơn.

    • Có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.

    • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo truyền thống và tăng tính tương tác với khách hàng.

    Nhược điểm:

    • Không phải tất cả khách hàng đều sử dụng Zalo, điều này giới hạn khả năng tiếp cận với một số đối tượng khách hàng.

    • Doanh nghiệp cần phải chủ động tạo dựng kênh liên lạc với khách hàng, điều này yêu cầu một lượng lớn công sức và thời gian đầu tư.

    • Nếu không được quản lý tốt, việc gửi quá nhiều tin nhắn có thể dẫn đến việc khách hàng từ chối liên lạc hoặc đánh giá tiêu cực về doanh nghiệp.

    Ưu và nhược điểm khi sử dụng tài khoản Zalo Business

    Qua bài viết trên có lẽ các bạn đã biết được Zalo Business là gì cũng như cách để có thể sử dụng nó. Nếu bạn đang gặp thắc mắc về vấn đề gì có thể liên lạc qua cửa hàng 24hStore qua số hotline 1900.0351.

    Bài viết liên quan:

    Zalo Business là gì? Hướng dẫn đăng ký và sử dụng cực ĐƠN GIẢN

    Zalo không nhận được cuộc gọi và cách khắc phục HIỆU QUẢ

    Zalo Pay là gì? Cách đăng ký ví nhận trực tuyến CỰC DỄ

    Tham khảo ngay một số dòng iPhone 11, 12 cũ chính hãng Apple siêu rẻ tại 24hStore: