Miracast – trình chiếu màn hình thiết bị lên TV không cùng hãng

12/11/2019 3172 Dray

Mục lục

    Miracast đang dần đánh bại công nghệ HDMI nhờ tính ứng dụng và độ tiện lợi cao hơn hẳn – ít nhất là trên lý thuyết.

    Miracast – trình chiếu màn hình thiết bị lên TV không cùng hãng

    Làm thế nào khi TV bắt WiFi kém mà bạn lại muốn xem video trên TV – thiết bị vốn có màn ảnh lớn hơn, xem “đã mắt” hơn rất nhiều so với việc xem trên smartphone? Giải pháp đã có từ rất lâu cho vấn đề này là bạn có thể chiếu màn hình máy tính hay thiết bị di động lên TV, màn hình thứ hai hoặc lên máy chiếu thông qua một sợi cáp HDMI (hoặc có thể chọn một loại cáp khác thay thế). Nhưng mọi thứ đang dần thay đổi, công nghệ trình chiếu lên màn hình thứ hai cũng không phải ngoại lệ.

    Công nghệ HDMI ra đời vào năm 2002 và nhanh chóng trở nên phổ biến với hơn 5 triệu thiết bị tương thích được tiêu thụ chỉ trong năm 2004, 17,4 triệu thiết bị bán ra trong năm 2005 và con số này lên tới 63 triệu vào năm 2006. Hiện nay, theo thống kê, có hơn 3,5 tỷ thiết bị HDMI trên toàn thế giới. Thế nhưng Miracast ra đời ngay sau đó như một sự đe doạ đối với triều đại HDMI.

    1. Miracast là gì?

    Nhà sản xuất WiFi Alliance đã giới thiệu công nghệ Miracast đến chúng ta vào năm 2012. Vào thời điểm xuất hiện, nó đã được mệnh danh là “HDMI qua WiFi”, tuy không hoàn toàn chính xác về mặt kỹ thuật, nhưng ý tưởng cơ bản là đúng y như vậy.

    Về cơ bản, Miracast loại bỏ cáp HDMI – sợ dây xấu xí, cồng kềnh mà bạn luôn tìm cách để giấu đi mỗi khi lắp đặt - bằng cách cho phép các thiết bị tương thích tìm thấy nhau thông qua WiFi, kết nối với nhau, phản chiếu màn hình tương ứng của chúng lên thiết bị mục tiêu theo phương thức không dây. Miracast nhanh chóng trở thành một tiêu chuẩn toàn ngành mà các ông lớn như Microsoft, Google, Roku, Amazon và hàng loạt các “gã khổng lồ” về truyền thông công nghệ khác đều đã áp dụng vào các thiết bị điện tử của mình.

    Miracast là gì

    2. Nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của công nghệ Miracast?

    Công nghệ Miracast sử dụng WiFi Direct, một chuẩn giao thức cho phép hai thiết bị tìm kiếm và tạo thành kết nối WiFi ngang hàng trực tiếp, kết nối với nhau mà không cần bất kỳ chiếc router không dây nào đóng vai trò trung gian.

    Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc Miracast không dựa vào mạng gia đình. Có thể coi nó như Bluetooth, một loại công nghệ giúp các thiết bị kết nối không dây khác không cần đến WiFi. Các thiết bị Miracast tự tạo ra “mạng” riêng của chúng và tự do truyền dữ liệu qua lại. Các hình thức kết nối sẽ phải thông qua WPS và được bảo mật hoàn toàn với WPA2.

    Miracast sử dụng H.264 codec, con chip này cho phép hiển thị độ phân giải video được trình chiếu lên đến 1080p và tạo âm thanh vòm 5.1. Nó cũng tận dụng lợi thế từ một lớp DRM, nghĩa là bất kỳ thiết bị Miracast nào cũng có thể chiếu nội dung được bảo vệ bản quyền lên thiết bị thứ 2, như DVD và nhạc chẳng hạn, mà không gặp bất kỳ rắc rối hay ngăn cấm nào.

    Nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của công nghệ Miracast

    2.1. ​​​Ưu điểm của Miracast

    - Không cần WiFi trong việc kết nối: Có thể stream trực tiếp (chiếu trực tiếp) màn hình tới một thiết bị khác thậm chí trong trường hợp bạn ở cách xa router (như đang đi du lịch hoặc làm việc trên cánh đồng chẳng hạn).

    - Không cần dây cáp: Không cần phải mất thời gian tìm cổng cắm cáp phía sau một chiếc TV lâu ngày đầy bụi bặm, mà có khi cắm nhiều cổng cắm bị hỏng thì lại tốn chi phí sửa chữa.

    - Tính khả dụng cao: Hai thiết bị tìm thấy nhau một cách tự động. Hãy tưởng tượng bạn có thể bước vào một khách sạn xa lạ và phát Netflix đang chiếu từ máy tính bảng của mình lên chiếc TV trong phòng ngay lập tức.

    Chính bởi những ưu điểm của mình mà ngay từ khi ra mắt, nhiều chuyên gia đã dự đoán Miracast sẽ sớm thay thế HDMI hoàn toàn, vì kiểu kết nối truyền thống này còn tồn tại rất nhiều những nhược điểm bất tiện, cụ thể:

    - Không thể kết nối nếu khoảng cách giữa hai thiết bị quá lớn: Máy tính của bạn có thể ở rất xa TV hoặc màn hình thứ hai hơn so với độ dài của sợi cáp HDMI. Đây không phải là vấn đề lớn đối với người dùng gia đình vì chúng ta luôn có thể di chuyển sắp xếp cố định cách thiết bị sao cho tiện dụng nhất. Tuy nhiên, nếu bạn đang làm việc trong văn phòng mà bỗng dưng muốn kết nối với màn hình cho một hội nghị hay bài thuyết trình đột xuất, điều đó thật sự rất bất tiện. Dĩ nhiên, các sợi dây cáp dài hơn luôn có sẵn, nhưng chúng khó được giấu gọn hơn, thiết bị cũng cần thêm dung lượng bộ nhớ và điều quan trọng nhất là, chi phí sẽ cao hơn.

    - Sự cố lag màn hình: Đây là vấn đề xảy ra thường xuyên do lỗi xác thực. Các lượt xác thực giống nhau có thể dẫn đến hiện tượng màn hình nhấp nháy, còn gọi là bị lag, gây phiền toái nhất là khi bạn đang xem phim hoặc thuyết trình.

    - Khả năng tương thích kém: Máy tính bảng, điện thoại thông minh và một số máy tính xách tay kích thước nhỏ hơn sẽ không thể có cổng HDMI. Đồng nghĩa với việc nếu nội dung của bạn được lưu cục bộ trên một trong các thiết bị quá bé để có cổng HDMI, bạn sẽ không thể chiếu nội dung lên màn hình lớn hơn. Đó là lý do các chuyên gia vẫn nói, HDMI hoạt động tốt trước khi thời đại siêu di động bắt đầu, nhưng tính đến hiện nay nó bắt đầu lỗi thời đi thấy rõ.

    Nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của công nghệ Miracast

    2.2. Nhược điểm của Miracast

    Không có điều gì trên đời là hoàn hảo, Miracast cũng vậy, dù tăng trưởng và phổ biến nhanh chóng trong những năm gần, Miracast vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, cụ thể:

    - Mức độ cạnh tranh rất cao: Apple đã cho ra đời phiên bản Miracast của riêng mình có tên gọi là AirPlay, trong khi các thiết bị Chromecast mới nhất đến từ Google lại loại bỏ hẳn Miracast. Trên thực tế, nhiều chuyên gia tin rằng cả AirPlay và Chromecast đều “thông minh vượt trội hơn” nhờ khả năng đa nhiệm của chúng.

    - Trong khi công nghệ Miracast chỉ cho phép hiển thị nội dung trên màn hình thì cả AirPlay và Chromecast đều cho phép người dùng truyền video “âm thầm” trong chế độ nền, cùng lúc vẫn có thể thực hiện các tác vụ khác trên thiết bị.

    - Miracast vẫn còn thua xa HDMI trong khía cạnh thu hút sự chú ý của công chúng. Mặc dù con số 10.000 thiết bị được hỗ trợ nghe có vẻ rất nhiều, nhưng vẫn còn thua xa so với 3.5 tỷ thiết bị HDMI hiện đang được sử dụng.

    Nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của công nghệ Miracast

    Thực tế là ở giai đoạn này, bạn không thể đi đến một cuộc họp hoặc hội thảo và mong đợi thiết bị ở đó có sẵn tính năng Miracast. Chúng ta vẫn phải chuẩn bị cáp HDMI. Điều này chỉ vì HDMI đã từng quá phổ biến, đến mức phải mất một thời gian dài nữa người ta mới có thể loại bỏ nó hoàn toàn.

    Tuy nhiên, nếu để trả lời câu hỏi, rằng Miracast có thể thay thế HDMI trong tương lai không, thì câu trả lời là chắc chắn rồi! Các loại lỗi sẽ được giải quyết sớm, nhiều thiết bị tương thích hơn sẽ ra đời và người dùng thì luôn muốn những giải pháp thân thiện với thiết bị di động hơn.

    Vì vậy, hãy sắm ngay một thiết bị di động có tích hợp Miracast ngay hôm nay. Còn đang phân vân chọn lựa giữa các Hệ thống Cửa hàng? Đừng lo, 24hStore chúng tôi tự tin là chuỗi Cửa hàng uy tín, chuyên cung cấp các sản phẩm công nghệ chất lượng với giá thành rẻ nhất Việt Nam, điều đáng nói là tất cả đều có trang bị công nghệ Miracast – nhấc máy lên và gọi ngay đến số Hotline 1900.0351 để được tư vấn miễn phí và chọn cho mình sản phẩm ưng ý nhất bạn nhé!