"Bạn chỉ còn 7 ngày": Tin nhắn lừa đảo có thể thao túng tâm lý hàng loạt người dùng Youtube
Mới đây, nhiều kẻ gian đã sử dụng chiêu thức gửi tin nhắn thông qua địa chỉ email chính chủ của Youtube nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoàn người dùng. Cùng Điện thoại 24hStore tìm hiểu thông tin cụ thể hơn từ bài viết bên dưới nhé!
Thủ đoạn lừa đảo khiến nhiều nạn nhân mất quyền kiểm soát tài khoản Youtube
YouTube, một trong các dịch vụ truyền video phổ biến nhất hành tinh với hàng tỷ người dùng, đã trở thành nạn nhân của những vụ tấn công lừa đảo.
Những kẻ lừa đảo đã tìm thấy cách mới nhằm cài bẫy người dùng YouTube qua chức năng Chia sẻ video bằng email. Tính năng này sẽ gửi những email lừa đảo trông giống video được gửi đến từ trang YouTube. Công ty đã nhận thức được nguy hiểm và đang khuyến cáo người dùng hãy cẩn thận.
Trong một tweet gần nhất, YouTube đã tiết lộ thông tin các hình thức lừa đảo trong các email được gửi từ một tài khoản YouTube xác thực. Email độc hại có thể được gửi đi từ YouTube với địa chỉ email no-reply@youtube.com.
Nhà tạo nội dung Kevin Breeze đã cảnh báo YouTube vì chiêu lừa đảo mới và nói thêm đó không phải là email giả mạo mà lại là sự thay đổi thuật toán chia sẻ video. Điều này cho biết một số kẻ lừa đảo đang lạm dụng sự quản lý của nền tảng.
Nội dung email lừa đảo tương tự với nội dung đã gặp trong những email lừa đảo trước đó, có hiển thị một video trên YouTube và một thông báo đến người dùng các hoạt động trả phí theo những quy định mới đã sửa đổi của YouTube.
Email cũng đi cùng một liên kết Google Drive có mật mã cho phép truy cập. Để tăng độ cấp bách, người dùng được cảnh báo trong sốt sắn rằng họ chỉ có 7 ngày để kiểm tra và trả lời email nếu không thì quyền vào YouTube sẽ bị giới hạn.
Nếu người dùng không đọc email và điền nội dung yêu cầu thì họ hoàn toàn có thể mất khả năng kiểm soát đối với tài khoản YouTube của mình và tài khoản sẽ do một số kẻ lừa đảo kiểm soát.
Có đôi khi bạn sử dụng Youtube sẽ gặp những trường hợp trông như bị khóa tài khoản nhưng đừng lo hãy làm THỬ NGAY 6 cách khắc phục các lỗi thường gặp trên Youtube để kiểm tra chắc chắn rằng máy của bạn chỉ đang gặp lỗi.
Điều này đặc biệt nguy hiểm khi những người sử dụng YouTube truy cập vào tài khoản Gmail chính. Nếu tài khoản YouTube của google bị tấn công thì dữ liệu Gmail cũng sẽ bị chiếm đoạt. Từ đó, các thông tin liên quan tài khoản google cũng có khả năng bị đánh cắp.
Được đảm bảo rằng, người sử dụng nên cẩn thận và cảnh giác, như không nhận email được gửi từ địa chỉ người gửi không rõ ràng và kiểm tra email kỹ lưỡng ngay từ khi chúng được gửi từ địa chỉ email chính thức của doanh nghiệp và kích hoạt xác thực hai yếu tố.
Chia sẻ với Hackread.com, Vonny Gamot, Trưởng bộ phận EMEA tại công ty bảo mật trực tuyến McAfee cho biết:
"Dù địa chỉ người gửi là hợp lệ, vẫn có những bằng chứng cho rằng email có thể là giả mạo. Đếm ngược 7 ngày là một chiến thuật cổ điển của tội phạm trực tuyến, một số kẻ thường cố gây sự cấp thiết để khiến nhiều người có thể hành động nhanh mà không xem xét kỹ lưỡng".
Vonny nhấn mạnh rằng "đừng bao giờ quá vội vàng và hãy đọc kĩ bất cứ url nào trước khi nhấn vào chúng để chắc chắn URL chính xác bởi vì một số trang web bảo mật khởi đầu với "HTTPS", không phải chỉ "HTTP ".
Chữ "S" trong HTTPS là viết tắt của chữ "secure ",nghĩa là các giao thức mã hoá có thể truyền tin nhạy cảm bao gồm mật khẩu và số thẻ tín dụng.
"Nó cũng xuất hiện dưới dạng một biểu tượng ổ khoá nhỏ trên thanh địa chỉ của trang web," Vonny nói thêm. "Nếu bạn hoài nghi về tính xác thực của một email hoặc liên kết, không nhấp vào chúng và không truy cập thẳng vào trang web chính thức".
Ngoài ra, người dùng được khuyến cáo cài đặt chương trình diệt virus tốt nhất nhằm bảo vệ máy tính trước virus độc. YouTube cũng sẽ cần tạm tắt chức năng Chia sẻ video thông qua email nhằm ngăn chặn hacker xâm nhập.
Để sử dụng Youtube an toàn thì bạn nên ĐỌC NGAY để nắm kỹ thông tin về công cụ mới trên Youtube có thể chống lại các bình luận spam và tiêu cực
Làm thế nào để phát hiện email giả mạo?
Email và tin nhắn giả mạo là một chiến thuật yêu thích của tội phạm trên internet đang ngày càng trở nên phổ biến hơn so với trước.
Chúng thu hút người dùng bằng việc nhìn có vẻ như chính chủ và dùng những thứ có thương hiệu dễ nhận diện, sau đó tìm cách ăn cắp dữ liệu cá nhân bao gồm thẻ tín dụng và chi tiết thanh toán.
Trò lừa đảo này rất phổ biến ở các nơi mà người dùng cần có thêm thông tin trên email, ví dụ khi giao dịch trực tuyến với những ngân hàng hoặc tham gia những hoạt động nâng cao nhận thức của nhà nước.
Nếu bạn vẫn đang loay hoay chưa biết phải làm thế nào để kiểm chứng xem email có đang bị hack hay bị làm giả không thì để chắc chẵn bạn nên THAM KHẢO NGAY hướng dẫn cách phát hiện lỗ hổng mới email giúp hacker đọc trộm email cực kỳ đơn giản, hiệu quả cao.
Một điều quan trọng đáng lưu ý là tên miền địa chỉ email của người dùng - chúng thường rất giống với email chính chủ nhưng sẽ có chi tiết khác biệt. Bạn nên để mắt đến lỗi chính tả và định dạng email.
Nếu không chắc chắn, hãy truy cập thẳng vào trang web thay vì nhấn vào bất cứ đường dẫn nào trong email.
Chuyên gia Mike McLellan của Secureworks cho rằng các ngân hàng kiểm soát gian lận khá chặt, đó là lý do tại sao bạn nên dùng thẻ tín dụng nếu có thể. Khi nhận thấy bất cứ tài khoản ngân hàng nào của mình bị xâm phạm, hãy thay đổi mật khẩu và cố không dùng lại tài khoản cũ ở các ngân hàng khác nữa.
Để cập nhật nhiều tin tức hữu ích và trải nghiệm vô số ứng dụng trên iOS/Android, bạn hãy cân nhắc đến việc sắm ngay một trong các sản phẩm thuộc thương hiệu Apple, Samsung, Oppo, Xiaomi trực tiếp tại 24hStore. Khi mua hàng ở đây, bạn sẽ được tặng kèm ưu đãi hấp dẫn. Ngoài ra, bộ phận tư vấn cũng sẵn sàng trao đổi mọi thông tin một cách tận tình nếu bạn liên hệ trước qua hotline 1900.0351.
Những mẫu điện thoại iPhone cũ cao cấp chính hãng cực đình đám tại 24hStore:
iPhone 14 Pro Max 256GB Cũ Like New
iPhone 13 Pro Max 512GB Cũ quốc tế
iPhone 12 Pro 512GB Cũ giá rẻ nhất