HDR là gì? Cách để có được tấm hình Cực nét

09/03/2024 1628

Mục lục

    HDR là gì? Công nghệ HDR giúp giải quyết vấn đề này bằng cách tăng cường dải tương phản động của hình ảnh, để hình ảnh có thể hiển thị hoặc thu nhận được nhiều mức sáng hơn gần với mắt người. Nếu bạn từng nghe đến sự tuyệt vời này nhưng vẫn không rõ về tính năng HDR là gì? Nên sử dụng trong trường hợp nào là tốt nhất thì hãy xem ngay bài viết sau của 24hStore để nắm thông tin cách thao tác đơn giản.

    HDR và SRD là gì?

    HDR (High Dynamic Range) tức dải tương phản động rộng, là một công nghệ cho phép hiển thị tốt hơn ở những vùng sáng và vùng tối có sự khác biệt lớn. Tính năng này giúp hình ảnh hiển thị trông sát với thực tế và bảo toàn độ chi tiết cao trong từng vùng sáng/tối trong những bức ảnh mà không mất quá nhiều chi tiết.

    SDR (Standard Dynamic Range) là một định dạng nội dung video có phạm vi độ sáng và màu sắc cố định và hạn chế. SDR thường được sử dụng trên các công nghệ hiển thị cũ hơn hoặc kém tiên tiến hơn như TV CRT, LCD hoặc Plasma. Để dễ hình dung hơn bạn có thể xem bảng sau:

    HDR

    SDR

    High Dynamic Range

    Standard Dynamic Range

    Công nghệ hình ảnh tăng cường độ tương phản, độ sáng, và gam màu của hình ảnh

    Định dạng nội dung video có phạm vi độ sáng và màu sắc cố định và hạn chế

    Có thể hiển thị hoặc thu nhận được nhiều mức sáng hơn, gần với mắt người

    Có phạm vi độ sáng và màu sắc hạn chế hơn

    Hoạt động bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào loại thiết bị và nội dung

    Thường được sử dụng trên các công nghệ cũ hơn hoặc kém tiên tiến hơn

    Có nhiều định dạng và tiêu chuẩn khác nhau: HDR10, Dolby Vision, HDR10+, HLG

    Thường dựa trên tiêu chuẩn Rec.709 và có thể được tạo bằng nhiều loại codec video

    So sánh HDR và SDR

    Để thấy rõ sự khác biệt giữa HDR và SDR, chúng ta có thể so sánh các yếu tố sau:

    Yếu tố

    HDR

    SDR

    Dải tương phản động

    Cao, có thể lên đến 20 stops hoặc hơn

    Thấp, chỉ khoảng 6 đến 9 stops

    Độ sáng

    Cao, có thể lên đến 1000 nits hoặc hơn

    Thấp, chỉ khoảng 100 nits

    Gam màu

    Rộng, có thể lên đến Rec.2020 hoặc hơn

    Hẹp, chỉ khoảng Rec.709

    Chi tiết hình ảnh

    Cao, có thể nhìn rõ cả vùng sáng và tối

    Thấp, thường bị mất chi tiết ở vùng sáng hoặc tối

    Nguyên lý hoạt động của HDR

    HDR là một công nghệ giải quyết vấn đề này bằng cách tăng cường dải tương phản động của hình ảnh, để hình ảnh có thể hiển thị hoặc thu nhận được nhiều mức sáng hơn, gần với mắt người. Công nghệ này hoạt động bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào loại thiết bị và nội dung.

    Trên các thiết bị chiếu, HDR hoạt động bằng cách tăng cường độ sáng của màn hình, để tạo ra sự chênh lệch lớn giữa vùng sáng và vùng tối. Ngoài ra, HDR cũng tăng cường gam màu của màn hình, để hình ảnh có thể hiển thị được nhiều màu sắc hơn, đặc biệt là các màu sắc rực rỡ và sống động.

    Ở máy ảnh hay máy quay, HDR hoạt động bằng cách chụp nhiều hình ảnh với các độ phơi sáng khác nhau, rồi ghép chúng lại thành một hình ảnh duy nhất, có độ tương phản cao và chi tiết rõ ràng. 

    Đây là phương pháp truyền thống hay còn được gọi là HDR nhiều phơi sáng (multi-exposure HDR). Ngoài ra, cũng có các dạng HDR khác: đơn phơi sáng (single-exposure HDR), thời gian thực (real-time HDR), HDR video, và HDR ảo (virtual HDR).

    Các loại HDR phổ biến hiện nay

    Hiện tại thì có hai loại HDR phổ biến là HDR tự động và HDR thủ công. Lưu ý rằng HDR thủ công sẽ không thể tương thích trên một vài mẫu điện thoại dòng quá cũ. Và nếu bạn vẫn lựa chọn sử dụng HDR trên những thiết bị điện thoại như vậy thì sẽ rất vất vả để setup tính năng không được tích hợp sẵn. Các định dạng HDR phổ biến hiện nay bao gồm:

    HDR10

    Đây là định dạng cơ bản và phổ biến nhất, được hỗ trợ bởi hầu hết các thiết bị và nội dung HDR. HDR10 có độ sáng tối đa là 1000 nits, gam màu là Rec.2020 và độ phân giải là 4K hoặc 8K. HDR10 sử dụng một cấu hình cố định cho toàn bộ nội dung, gọi là static metadata không thể thay đổi theo từng khung hình .

    Dolby Vision

    Là định dạng HDR nâng cao và chất lượng nhất, được phát triển bởi Dolby Laboratories. Dolby Vision có độ sáng tối đa là 10000 nits, gam màu là Rec.2020 và độ phân giải là 4K hoặc 8K. Sử dụng một cấu hình linh hoạt cho từng khung hình, gọi là dynamic metadata có thể thay đổi theo nội dung và thiết bị, mang lại hình ảnh tối ưu nhất .

    3-diem-khac-biet-giua-hdr-va-tinh-nang-anh-thuong

    Tìm hiểu thêm về Video HDR là gì? Làm sao để có được video chất lượng hơn

    HDR10+

    Được xem là bản cải tiếng của HDR10, phát triển bởi Samsung, Panasonic và 20th Century Fox. HDR10+ có độ sáng tối đa là 4000 nits, gam màu là Rec.2020, và độ phân giải là 4K hoặc 8K. HDR10+ cũng sử dụng dynamic metadata như Dolby Vision, nhưng có một số khác biệt về cách thức hoạt động và bản quyền .

    HLG

    Đây là định dạng HDR dành cho truyền hình, được phát triển bởi BBC và NHK. HLG là viết tắt của Hybrid Log-Gamma, là một phương pháp mã hóa hình ảnh HDR và SDR trên cùng một tín hiệu. HLG có độ sáng tối đa là 1000 nits, gam màu là Rec.2020, và độ phân giải là 4K hoặc 8K. HLG không sử dụng metadata, mà dựa vào độ sáng của màn hình để hiển thị hình ảnh HDR hoặc SDR .

    Nếu bạn là một người không có kinh nghiệm chụp ảnh thì những máy điện thoại đã được tích hợp chức năng HDR tự động sẽ cực kỳ phù hợp với bạn vì bạn hoàn toàn có thể tạo nên những bức ảnh cực đẹp với thời gian chỉnh sửa vô cùng nhanh chóng. Khi bạn thiết lập chế dộ HDR và thao tác chụp, máy sẽ tự động cho ra bức ảnh với những cấp độ level phơi sáng khác nhau. Sau đó, chế độ HDR sẽ tự động tính và nối ghép và tạo ra một bức ảnh hoàn chỉnh với độ tương phản hợp lý.

    Video HDR

    Việc thao tác quay video HDR sẽ có phần hơi khác với chụp ảnh HDR. Dù rằng kết quả của cả hai tác vụ đều như nhau nhưng quá trình thiết lập quay video HDR sẽ được chụp nhiều hình ảnh dưới dạng một lần phơi sáng rồi kết hợp chúng lại với nhau. Lý do vì độ cảm biến chỉ thu sáng và tạo màu sắc tốt nhất khi sử dụng kết hợp để quay video.

    Mục đích tích hợp HDR vào thiết bị di động hiện nay nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng. Vì lợi ích mà HDR mang lại giúp ích cực nhiều cho độ tươi của bức ảnh. Tuy nhiên, thực tế sẽ có vài trường hợp mà không thể áp dụng tính năng HDR. Dưới đây là 2 trường hợp điển hình nên và không nên khi áp dụng HDR vào chụp ảnh, quay video trên điện thoại:

    Trường hợp nên áp dụng HDR vào chụp ảnh, quay video

    1. Chụp ảnh trong điều kiện ngược sáng: Nếu môi trường bạn chọn chụp ảnh có độ sáng gay gắt, mạnh thì HDR sẽ hỗ trợ giúp cho bức ảnh của bạn trở nên được hài hòa màu sắc và sống động hơn.

    2. Chụp ảnh tại nơi chứa nhiều loại ánh sáng phức tạp: Khi môi trường chụp ảnh làm nhiễu loạn camera bởi có quá nhiều bóng đổ về các hướng khác nhau thì lúc này khi bạn thao tác với tính năng HDR sẽ giúp cân bằng điều chỉnh lại chủ thể ổn định hơn.

    3. Chụp ảnh chủ thể trước một hậu cảnh quá sáng: Trường hợp này tương tự như chụp ảnh trong điều kiện ngược sáng khiến cho chủ thể muốn chụp trở nên tối đen, thậm chí là mất nét. Lúc này khi bạn thiết lập HDR toàn bộ bức ảnh sẽ giảm độ sáng của hậu cảnh và giúp tăng độ sáng phía trước cho chủ thể

    4. Chụp trong môi trường thiếu sáng: Việc bị thiếu sáng khi chụp ảnh luôn là trường hợp gặp nhiều nhất. Đặc biệt là chụp ảnh trong nhà, quán cà phê, buổi tối...Lúc này, bạn chỉ cần bật ngay tính năng HDR sẽ giúp tự điều chỉnh lại độ sáng tối, giúp bức ảnh trở nên sáng sủa và rõ nét hơn.

    nhung-truong-hop-nen-su-dung-hdr

    Mẫu điện thoại iPhone 14 128GB Cũ ZIN 99% đã tích hợp chế độ HDR giúp người dùng tự tin sáng tạo mỗi thước phim và selfie cực chất.

    Trường hợp không nên áp dụng HDR

    Nếu bạn quá lạm dụng tính năng HDR thì sẽ khiến bạn không chỉ tốn thời gian, công sức mà còn phá hỏng những bức ảnh, video đẹp nữa đấy. Dưới đây là một vài trường hợp không nên dùng tính năng HDR nên biết:

    1. Trong môi trường có quá nhiều màu sắc sặc sỡ: lý do vì HDR là tính năng giúp biến đổi màu sắc gốc của vật thể trở nên sáng và rõ nét hơn. Và nếu áp dụng thì khả năng rất cao sẽ khiến cho bức ảnh trở nên lòe loẹt, cháy sáng.

    2. Sử dụng dụng vật thể đang di chuyển: HDR chỉ thực hiện được trên những bức ảnh tĩnh và nếu bạn không giữ vững tay lúc chụp thì sẽ khiến cho bức ảnh trở nên nhòe và mất đi chi tiết.

    3. Chụp ảnh HDR kết hợp đèn flash: sẽ khiến một lượng ánh sáng thừa đi vào bức ảnh và từ đó gây nên độ nhòe, cháy sáng và không thể nhìn rõ được.

    Hướng dẫn bật/tắt và cách chụp ảnh HDR 4K

    Nếu bạn muốn chụp ảnh HDR 4K cực nét với điện thoại của mình, bạn có thể  làm theo các bước sau:

    Trên iPhone

    • Mở Camera: Mở ứng dụng Camera trên iPhone của bạn.
    • Chọn chế độ chụp ảnh: Chọn chế độ "Photo" để chụp ảnh.
    • Bật chế độ HDR: Chạm vào biểu tượng "HDR" ở góc trên cùng bên phải của màn hình để bật tính năng HDR.
    • Chụp ảnh: Đảm bảo bạn giữ camera ổn định và chụp ảnh như bình thường.
    • Kiểm tra kết quả: Sau khi chụp, bạn có thể xem lại ảnh để đảm bảo rằng chúng đã được lưu lại với chế độ HDR.

    huong-dan-cach-bat-tat-hdr-tren-iphone

    Trên Android

    • Mở Camera: Mở ứng dụng Camera trên điện thoại Android của bạn.
    • Chọn chế độ chụp ảnh: Chọn chế độ "Photo" hoặc "Pro" (nếu có) để có nhiều tùy chọn hơn.
    • Bật tính năng HDR: Trên một số điện thoại Android, bạn có thể tìm thấy tùy chọn HDR trong cài đặt camera hoặc trực tiếp trên giao diện camera.
    • Chụp ảnh: Giữ camera ổn định và chụp ảnh như bình thường.
    • Kiểm tra kết quả: Sau khi chụp, kiểm tra ảnh để đảm bảo rằng chúng đã được chụp với chế độ HDR và có chất lượng tốt.

    huong-dan-cach-bat-tat-hdr-tren-android

    Lưu ý: Các bước có thể có sự biến đổi tùy thuộc vào phiên bản hệ điều hành và ứng dụng Camera trên từng thiết bị cụ thể.

    Cách quay phim HDR có chất lượng đẹp

    Nếu bạn muốn quay phim HDR có chất lượng đẹp với máy ảnh hoặc điện thoại của mình, bạn có thể làm theo các bước sau:

    Trên iPhone:

    • Mở chế độ HDR: Trong ứng dụng Camera, chọn chế độ "Video" và bật tính năng HDR bằng cách chạm vào biểu tượng "HDR" ở góc trên bên phải.
    • Sử dụng ánh sáng tự nhiên: HDR hoạt động tốt hơn trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc khi có sự chênh lệch độ sáng.
    • Tính năng ổn định: Bật ổn định hình ảnh (Image Stabilization) để giảm rung.
    • Kiểm soát độ tương phản: Điều chỉnh độ tương phản trong cài đặt camera để phù hợp với điều kiện quay.

    cach-quay-phim-hdr-tren-iphone

    Trên Android

    • Chọn ứng dụng Camera phù hợp: Một số điện thoại Android cung cấp chế độ quay phim HDR tích hợp sẵn trong ứng dụng Camera.
    • Tìm ứng dụng bên ngoài: Nếu không có chế độ HDR trên ứng dụng Camera mặc định, bạn có thể tải xuống ứng dụng Camera thứ ba hỗ trợ HDR từ Google Play Store.
    • Sử dụng Tripod (tùy vào nhu cầu): Nếu bạn muốn đảm bảo ổn định cho camera thì có thể sử dụng chân máy khi quay để cố định máy, giúp cho video được mượt hơn.
    • Kiểm soát ánh sáng: Tối ưu hóa cài đặt ánh sáng, độ tương phản và màu sắc trước khi quay để đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt nhất.

    cach-quay-phim-hdr-tren-android

    Trên đây là những thông tin tổng hợp chi tiết về HDR là gì và những trường hợp nên và không nên sử dụng HDR như thế nào để tạo nên một bức ảnh đẹp nhất, video sinh động nhất. 24hStore hy vọng bài viết trên đã giúp ích cho bạn về cách thao tác HDR hữu ích. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc điện thoại có tích hợp sẵn chế độ HDR thì hãy đến ngay cửa hàng 24hStore, tại đây chúng tôi có đầy đủ những mẫu smartphone chất lượng tốt nhất.

    Bài viết liên quan: