Hé lộ bí ẩn ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch

24/04/2018 6132

Hé lộ bí ẩn ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mừng mười tháng ba”

Đó là câu ca dao được lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ rất lâu đời.

Nhưng chúng ta có khi nào tự đặt câu hỏi: Hùng Vương là ai? Ngày 10/3 âm lịch là giỗ của vị vua Hùng nào? Tại sao lại chọn ngày 10/3 là ngày giỗ tổ?

Những thắc mắc đó đang dần dần được “hé lộ”.

Vấn đề đầu tiên: Hùng Vương là ai?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải ngược dòng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Gio to hung vuong 10-3

Chúng ta kể từ thời kỳ đồ đồng, thủy tổ nước VN bao gồm 15 bộ lạc, có bộ lạc sống chủ yếu ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ở miền Bắc Việt Bắc. Chúng ta đều biết, lịch sử Trung Quốc thuộc về đất nước hiếu chiến, gây chiến tranh xâm lược xung quanh để mở rộng lãnh thổ. Thời kỳ đó, nước ta nằm trong mục tiêu xâm lăng của chúng.

 Đối mặt với sự tàn khốc, đãm máu đó, các bộ lạc có xu hướng hợp nhất lại, cùng chống lũ quân xâm lược. Trong số các bộ lạc đó, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả, thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất các Bộ lạc Lạc Việt lại, thành lập nên nhà nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, các con cháu của ông sau này đều nối truyền danh hiệu đó. 

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, 18 vua Hùng không phải là 18 vị vua, mà là 18 chi (nhánh/ngành), mỗi chi có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu:

Kinh Dương Vương – 2879 – 2794 TCN. Húy là Lộc Tục

Hùng Lân vương –  là Lạc Long Quân – 2793 – 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm – 2525 – 2253 TCN

Hùng Diệp vương – 2253 – 1913 TCN

Hùng Hi vương – 1913 – 1713 TCN

Hùng Huy vương – 1713 – 1632 TCN

Hùng Chiêu vương – 1632 – 1432 TCN

Hùng Vĩ vương –  1432 – 1332 TCN

Hùng Định vương – 1332 – 1252 TCN

Hùng Hi vương –  1252 – 1162 TCN

Hùng Trinh vương – 1162 – 1055 TCN

Hùng Vũ vương – 1055 – 969 TCN

Hùng Việt vương – 969 – 854 TCN

Hùng Anh vương –  854 – 755 TCN

Hùng Triêu vương – 755 – 661 TCN

Hùng Tạo vương – 661 – 569 TCN

Hùng Nghị vương – 570 – 409 TCN

Hùng Duệ vương –  409 – 258 TCN

Ngày 10/3 âm lịch là giỗ của vị vua Hùng nào?

Chúng ta đều biết, nước ta thuở ban đầu có tới 18 đời vua Hùng. Rõ ràng Giỗ tổ Hùng Vương chỉ có một ngày, vậy là giỗ vua nào? Đây là một câu hỏi nhiều người vẫn thắc mắc.

cac doi vua hung

Điều này ta phải nói đến nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ, sau đó sinh ra Hùng Vương. 

Như vậy, Hùng Vương đích thị là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương, là niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua tiếp sau đó. Giỗ tổ vì vậy theo logic thì phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ đến vị Tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.

Trên thực tế theo một số tài liệu lịch sử đã ghi lại, ngày giỗ tổ này đã có từ cách đây khoảng 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng ở trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".

Tại sao lại chọn ngày 10/3 là ngày giỗ tổ ?

Như thế liệu ngày 10/3 có phải hay không là ngày mất của tất cả các vị vua Hùng? Đương nhiên điều này là không thể nào. 

Trước đây, người dân không có tục đi lễ bái vào ngày 10/3, họ thường tự chọn ngày tốt theo mệnh quái của từng người và tấp nập đến lễ bái các vua Hùng suốt hằng năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng màu xuân - thu chứ không định rõ ngày nào.

Lễ cúng Tổ ở địa phương thì lại được cử hành vào ngày 12/3 âm lịch, đồng thời kết hợp với thờ Thổ kỳ. 

Thường thì khi con cháu ở xa về sẽ làm giỗ trước một ngày, chứ không phải là mở hội lớn với quy mô toàn quốc. 

Như vậy thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên và rất dài. Vấn đề chi phí lại được đặt ra, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân. 

Nhận thấy điều này, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào Niên hiệu Khải Định năm thứ nhất (1917)  đã làm bản tấu trình lên trên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc Tế. 

le hoi den hung

Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.

Theo phong tục thì vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch thường niên đã trở thành "điểm hẹn" tâm linh trong mỗi người dân nước Việt. Cứ đến ngày này, dù ai ở xa, dù ai đang bận rộn, dù đi đâu về đâu, cũng sẽ tìm đường về chân núi Nghĩa Lĩnh để dâng hương tưởng niệm đến các vua Hùng đã có công dựng nước.

Vào ngày 6/12/2012, ý nghĩa của giỗ tổ Hùng Vương đã được cả thế giới biết đến khi UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Giờ đây, ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 không chỉ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, mà nó còn là niềm tự hào của nước ta trước bạn bè quốc tế.

Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Bắt đầu từ đây, vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - Quốc Lễ mang ý nghĩa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.