Zoom quang học: Yếu tố quan trọng cho những bức ảnh đẹp

30/10/2019 3265 Duy Nguyen

Mục lục

    Nhiều người hiện nay cho rằng muốn có một bức ảnh đẹp thì chỉ cần một smartphone sở hữu camera có khả năng chụp hình ở nhiều chế độ hoặc khả năng phân giải hình ảnh cao là đủ. Đó là một suy nghĩ sai lầm, bên cạnh 2 yếu tố kể trên, thì để có một bức hình đẹp, chiếc điện thoại còn cần có chức năng Zoom quang học. Vậy hôm nay hãy cùng 24hStore tìm hiểu xem Zoom quang học là gì?

    ống kính zoom quang học

    Định nghĩa Zoom?

    Khả năng phóng to thu nhỏ khi chụp một bức hình được gọi là Zoom. Tuy nhiên, khác với các máy ảnh chuyên nghiệp, chức năng Zoom ở smartphone có khá nhiều hạn chế. Đầu tiên là hạn chế về chất lượng hình ảnh, khi vượt qua một độ Zoom nhất định, hình sẽ bắt đầu có hiện tượng bị bể và chủ thề bức hình sẽ bị mờ đi rõ rệt. Nhằm cải thiện cho vấn đề đó, Zoom quang học đã được nghiên cứu và đem ứng dụng.

    zoom quang học

    Zoom quang học là gì?

    Đây là một cơ chế Zoom mà camera ở điện thoại sẽ điều chỉnh các thấu kính, qua đó điều chỉnh được tiêu cự quang học sao cho xa nhất mà không làm hình bị mất nét hoặc vỡ hình.

    zoom quang 10x

    Phân biệt giữa Zoom quang học và Zoom thông thường (Zoom số học)

    Trong khi ở Zoom quang học, hình ảnh được điều chỉnh lấy nét bằng cách di chuyển ống kính sao cho tiêu cự phù hợp với sự vật, qua đó ảnh và thực tế không có nhiều khác biệt thì Zoom số học lại chỉ đơn giản là xử lí hình ảnh camera thu được, thường là chất lượng thấp, phóng to chúng lên và bù vào phần khuyết bằng màu sắc ở các vị trí xung quanh. Đây chính là nguyên nhân mà ở Zoom số học, các hình ảnh thường bị bể khi được phóng lớn.

    zoom số học

    Zoom quang học trên smartphone ngày nay

    Được nghiên cứu và trang bị trên smartphone lần đầu tiên vào khoảng giữa năm 2013. Sau 6 năm, Zoom quang học đã trở thành công nghệ cơ bản cần có ở mọi chiếc flagship.

    Dựa vào nguyên lí hoạt động của các thấu kính mở máy ảnh cơ (DSLR), các nhà thiết kế đã sao chép và thu nhỏ công nghệ, đưa nó vào các thấu hính quang học trên camera điện thoại thông minh. Tuy kích thước thấu kính nếu đem so sánh với của máy ảnh cơ là một chênh lệch quá lớn thì độ hiệu quả hoạt động có thể coi như tiệm cận.

    nguyên lý zoom quang học

    Nói như vậy không đồng nghĩa mọi chiếc điện thoại đều có khả năng zoom quang học như nhau. Khả năng này tùy thuộc vào thiết kế vật lí, thấu kính, độ “co giãn” ống kính. Đôi khi chức năng này còn phụ thuộc vào khả năng xử lí hình ảnh của phần mềm. Ví dụ điển hình nhất là so sánh hình ảnh của một chiếc iPhone và một smartphone cùng khẩu độ bất kì, hình ảnh khi được phóng lớn sẽ cho thấy rõ sự khác biệt.

    Khi mua một chiếc điện thoại, trong bảng thông số sẽ thấy ở dòng Zoom quang học sẽ có kí X3, X4, X6,X12,… Nói một cách dễ hiểu đây là kí hiệu mức độ Zoom quang học tối đa. Ví dụ như X6 tức là bức hình có thể phóng lớn gấp 6 lần so với chụp ở khẩu độ thường.

    hình ảnh được xử lý bởi zoom quang học

    Điện thoại Zoom quang học càng cao là càng tốt?

    Điều này ở một số trường hợp là chính xác. Vì một bức ảnh có độ Zoom quang học càng lớn thì bức hình chụp càng rõ ràng, sắc nét hơn khi phóng to. Tuy nhiên lưu ý là nếu bạn muốn một tấm hình đẹp còn cần ở chiếc điện thoại là khả năng phân giải và xử lí hình ảnh nữa nhé.

    cấu tạo của camera zoom quang học

    Đó là tất cả những gì bạn cần biết về Zoom quang học. Xin chào và hẹn gặp lại.