Vì sao smartphone vào mạng chậm?

22/11/2018 2577

Mục lục

    Vì sao smartphone vào mạng chậm?

    Đã bao giờ bạn bức xúc về việc chiếc smartphone của mình trong một ngày đẹp trời nào đó lại sở hữu tốc độ truy cập mạng “rùa bò” và gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động giải trí cũng như làm việc của chúng ta. Cùng tìm hiểu về vấn đề đó, hãy cùng 24Store lý giải xem “vì sao smartphone vào mạng chậm”.

    Vì sao smartphone vào mạng chậm?

    Router đặt quá xa

    Theo chuyên trang công nghệ MakeUseOf thì nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện trạng này chính là do router đã bị đặt sai vị trí. Tín hiệu Wi-Fi có thể phát sóng trong khoảng cách tối đa 70 mét, và càng cách xa vị trí phát thì tốc độ càng chậm. Đi cùng với đó, tín hiệu cũng đứng trước nguy cơ bị ngăn cản bởi các vật thể kích thước lớn như tường, trần nhà hay cửa.

    Do đó, nếu bạn đang đứng cách xa router, và lại vướng phải nhiều chướng ngại vật ngăn cách thì tốc độ mạng chắc chắn cũng sẽ chậm đi rất nhiều. Bạn có thể kiểm chứng điều đó bằng cách xem tín hiệu cột sóng Wifi hiển thị trên thiết bị điện thoại của mình. Nếu cột sóng “đầy đặn mỡ màng” thì có nghĩa là tín hiệu tốt còn ngược lại nếu cột sóng “èo ọt phẳng phiu” thì chắc chắn bạn đã ở khá xa cột phát (router) rồi đấy!

    vi sao smartphone vao mang cham hinh anh 1

    Một yếu tố khác cũng cần được nhắc đến chính là việc router chỉ phát tín hiệu trên một kênh nhất định. Điều đó dẫn đến nguy cơ là nếu hàng xóm của bạn cũng đặt router của họ hoạt động trên cùng một kênh như vậy, hiện tượng nghẽn mạng sẽ xảy ra và tốc độ Wi-Fi của tất cả mọi người sẽ bị chậm. Đây là vấn đề thường xảy ra ở các khu chung cư và nhà trọ, nơi một số lượng lớn router tập trung trong một không gian khá nhỏ.

    Sóng Wi-Fi còn rất dễ bị nhiễu bởi các thiết bị gia dụng khác. Những thiết bị như lò vi sóng, chuông cửa không dây, và cả điện thoại không dây đều có thể làm can nhiễu tín hiệu từ router đang chạy trên băng tần 2.4GHz.

    Tốc độ Wifi không được đảm bảo

    Một trong những lý do khác lý giải cho tốc độ Internet chậm như “ốc sên” là do chất lượng wifi mà bạn sử dụng thật sự quá dởm. Ở nhà, lý do khiến mạng chậm hơn bình thường có thể là do một số ứng dụng trên điện thoại đang “đốt” năng lượng hoặc là do các thiết bị khác bị chiếm dụng băng thông. Việc xem phim trực tuyến, tải game, hay cài đặt các bản cập nhật hệ điều hành đều khiến tốc độ mạng bị chậm đi. Trong một số trường hợp, những thứ này còn chạy ngầm dưới nền mà bạn không hề hay biết.

    vi sao smartphone vao mang cham hinh anh 2

    Ở mạng Wi-Fi công cộng, tốc độ mạng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều lý do khác nhau như độ mạnh yếu của cột phát, số lượng thiết bị cùng truy cập hoặc do các ứng dụng và phần mềm mà máy bạn đang chạy. Một trường hợp khác cũng có thể xảy đến, đó là việc có rất nhiều điểm truy cập Wi-Fi công cộng, và smartphone của bạn đôi lúc sẽ đăng nhập vào một trong số chúng một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Điều đó dẫn đến khả năng là điện thoại của bạn sẽ tiếp tục kết nối vào một mạng ban đầu cho dù bạn đã di chuyển vào phạm vi của một mạng khác mạnh hơn. Như vậy thì cho dù quán café mà bạn đang ngồi có mạng Wi-Fi rất “bá đạo” thì cũng không chắc chắn rằng smartphone của bạn đang thực sự kết nối với mạng đó.

    Điện thoại gặp lỗi trong việc thu nhận tín hiệu Wifi

    Cuối cùng, mạng chậm có lẽ là dấu hiệu của việc chiếc điện thoại bạn đã trở nên “suy yếu” và không còn có thể đảm bảo được nhu cầu sử dụng của chủ nhân nữa. Có thể Wi-Fi rất mạnh, tầm phủ sóng 3G/4G rất rộng, mạng thì rất nhanh, nhưng chiếc điện thoại của bạn lại quá yếu và không thể “sánh vai” với chúng.

    vi sao smartphone vao mang cham hinh anh 3

    Việc các ứng dụng và website trên smartphone ngày càng “ngốn” tài nguyên đã khiến cho tốc độ thu nhận mạng từ điện thoại của bạn ngày càng “rùa bò” dù cho tín hiệu internet là rất tốt. Các điện thoại cũ, hay cấu hình thấp bị ảnh hưởng bởi vấn đề này đã đành. Những thiết bị cao cấp đôi khi cũng gặp khó khăn. Nguyên do là vì có quá nhiều ứng dụng đang download và đồng bộ dưới nền có thể chiếm quá nhiều tài nguyên và lượng băng thông bạn đang sử dụng.

    Những ứng dụng lâu ngày chưa được cập nhật, hay được lập trình một cách cẩu thả cũng khiến điện thoại chậm đi. Do đó bạn nên chú ý cập nhật ứng dụng thường xuyên, gỡ bớt những ứng dụng không dùng và kiểm tra xem nên cho phép ứng dụng nào chạy ngầm. Chí ít điều đó cũng sẽ giải phóng bớt đi phần nào những “gánh nặng” mà điện thoại của bạn phải gánh trên vai và giúp cho tốc độ thu nhận tín hiệu của máy nhanh lên phần nào đấy!