LG khai tử mảng kinh doanh smartphone vì thua lỗ?

13/04/2021 2327 tr?n nh?n

Mục lục

    LG Electronics đã công bố chính thức rằng họ sẽ đóng cửa hoạt động kinh doanh mảng điện thoại thông minh, đồng nghĩa việc khai tử smartphone LG. Thực tế, cái chết của smartphone LG đã được báo trước bằng các con số liên quan đến doanh thu điện thoại thông minh qua các quý trong các năm qua.

    LG chính thức khai tử dòng smartphone LG

    Những sai lầm dẫn đến sự kiện LG khai tử mảng kinh doanh smartphone

    Vào tháng 1, gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc cho biết họ đã xem xét tất cả các lựa chọn để giải quyết vấn đề cho bộ phận này sau gần sáu năm thua lỗ với tổng trị giá khoảng 4,5 tỷ đô la, tương đương 3,3 tỷ bảng Anh. LG đã thực hiện nhiều cải tiến bao gồm camera góc siêu rộng, kết quả là vươn lên vị trí nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba vào năm 2013. Nhưng các ông chủ LG cho biết thị trường điện thoại di động đã trở nên "vô cùng cạnh tranh".

    Trong khi Samsung và Apple đang là hai công ty có chỗ đứng trên thị trường điện thoại thông minh thì LG lại gặp phải các vấn đề và liên tục gặp lỗi phần cứng. Khi LG phải vật lộn với thua lỗ, hãng đã tổ chức các cuộc đàm phán để bán một phần hoạt động kinh doanh nhưng việc này đã thất bại.

    thị phần của LG sụt giảm mạnh so với Apple và Samsung

    Mặc dù LG vẫn được xếp hạng là thương hiệu phổ biến thứ ba ở Bắc Mỹ và cực kỳ phổ biến ở thị trường sân nhà Hàn Quốc nhưng họ đã tụt dốc ở các thị trường khác. Phía đại diện của LG cho biết trong một tuyên bố rằng quyết định chiến lược của họ là thoát khỏi lĩnh vực smartphone cạnh tranh khốc liệt và tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực tăng trưởng khác như linh kiện xe điện, thiết bị kết nối, nhà thông minh, robot và trí tuệ nhân tạo.

    Theo công ty nghiên cứu Counterpoint, năm ngoái hãng đã xuất xưởng 28 triệu chiếc điện thoại, so với 256 triệu chiếc của Samsung. Mảng kinh doanh điện thoại thông minh là mảng nhỏ nhất trong 5 bộ phận của LG, chỉ chiếm 7,4% doanh thu. Hiện tại thị phần điện thoại di động toàn cầu của hãng là khoảng 2%. Và thực tế, ngay cả khi trong thời kì đỉnh cao, thị phần smartphone của LG chỉ vỏn vẹn 10%.

    “Bootloop" là một cụm từ quen thuộc với người dùng LG nói riêng và Android nói chung. Bắt đầu từ năm 2015, người dùng mua chiếc G4 - mẫu flagship đứng đầu của LG lúc đó đã phàn nàn về lỗi “bootloop", máy của họ liên tục tự khởi động lại. Trong khi các hãng smartphone mới nổi của Trung Quốc như Xiaomi, Huawei,.. đang hoàn thiện thiết bị của mình trong giai đoạn bùng nổ thì LG lại dậm chân tại chỗ vì các lỗi linh kiện sơ đẳng trên các dòng điện thoại phân khúc giá cao. Nó đã tạo nên một vết nhơ và là một ấn tượng xấu đối với đại đa số khách hàng của họ.

    các lỗi phần mềm khó chịu trên LG

    Tồi tệ hơn, trên các smartphone LG tuyến đầu khác như G5, V10, V20 và Nexus 5X cũng đều xuất hiện các lỗi tương tự.

    Sự việc dẫn đến đầu năm 2017, người dùng tại Mỹ đã tiến hành kiện tập thể LG. Hãng đã thua kiện và buộc phải bồi thường 425 USD tiền mặt cho mỗi bị đơn. Cùng năm đó, bản thân LG đã tự tay chấm dứt hy vọng hồi sinh khi để xảy ra lỗi màn hình trên cả dòng V30 và Pixel 2 XL sản xuất cho Google.

    Điểm lại quá trình xây dựng và phát triển mảng smartphone của LG

    Những ngày đầu nghiên cứu và phát triển mảng điện thoại thông minh, chiến lược thâm nhập thị trường của LG là sản xuất sản phẩm trong phân khúc giá thấp. Và sau khi có chỗ đứng, họ bắt đầu phát triển thêm những tính năng có phần đi trước thời đại như ra mắt kích thước phablet 5,5 inch đối với thiết bị Optimus G thay vì chạy theo xu hướng lúc bấy giờ. Cũng như trên chiếc G2, LG đã thiết kế khung viền bo sát để người dùng có cảm giác dễ cầm nắm và tận hưởng màn hình 5,5 inch một cách gọn gàng và dễ dàng hơn. LG là hãng đi tiên phong trong việc thay đổi vị trí nút nguồn và nút âm lượng ra sau máy. Điều này vẫn còn ảnh hưởng đến xu hướng thiết kế của một số dòng smartphone hiện tại. Cùng năm ra mắt G2, sáng kiến màn hình cong G Flex đầu tiên của thế giới được ra mắt. Công nghệ này đã đặt nền tảng cho thiết kế dòng G4, mang lại sự độc đáo cùng với vỏ lưng giả da mới lạ. Mặt khác, ở dòng V10 hãng đã sáng tạo một dải màn hình phía trên để hiển thị thanh công cụ và các thông báo- điều chưa có dòng điện thoại nào trước đây sở hữu.

    các tính năng đã từng làm nên tên tuổi LG

    Với những thành công liên tiếp, LG đã từng là tên tuổi đại diện cho sự sáng tạo và được lòng đại đa số người dùng trước khi LG khai tử mảng kinh doanh smartphone. Đáng buồn thay, không hiểu vì lý do gì mà hãng lại không áp dụng những công nghệ sáng tạo và mang tính độc nhất vào những flagship cao cấp như Nexus 4 và Nexus 5. Các bạn có thể thấy ngay cả tên thương hiệu LG cũng không được đưa vào, nhưng cũng có thể hiểu được trong thời kì này LG là đối tác sản xuất Nexus của Google.

    Mặc dù vậy, hai dòng này vẫn mang lại doanh thu và được rất nhiều người sử dụng vì sở hữu phần cứng cực mạnh nhưng giá chỉ bằng một nửa so với các mẫu khác cùng thông số như Galaxy S, Note, Xperia. Chip Snapdragon S4Pro được trang bị cho Nexus 4 và ở Nexus 5 là Snapdragon 800. 

    Số phận của những chiếc LG lẽ ra đã rất khác nếu không chịu ảnh hưởng từ những sai lầm quá khứ. LG G5 ra mắt năm 2016 và trở thành biểu tượng hoàn hảo cho sức sáng tạo và là chiếc smartphone module đầu tiên được phát hành rộng rãi, đây là dấu hiệu cho thấy LG đang muốn trở lại đường đua, nhưng tiếc rằng danh tiếng của LG đã bị hủy hoại hoàn toàn. Cũng vì lý do này mà không mấy ai muốn thử nghiệm một chủng loại smartphone hoàn toàn mới đến từ một LG- nhà sản xuất không thể đảm bảo chất lượng được cho người tiêu dùng.

    LG Wing là 1 mẫu smartphone độc đáo của hãng

    Lỗi hệ thống mang tên “bootloop" đã khiến LG phải trả một cái giá quá đắt và đẩy thị phần của LG dần trôi vào quên lãng. Sự hợp tác của hai ông lớn LG và Google cũng chính thức chấm dứt khi sản phẩm Pixel 2 XL do LG sản xuất gặp lỗi còn Pixel 2 do HTC sản xuất thì không. Sự kết hợp giữa mức giá đắt với lỗi hệ thống ngớ ngẩn, Pixel 2 XL có lẽ là chiếc smartphone LG cuối cùng được người dùng để ý tới, theo một cách không hề có sự tích cực.

    khép lại triều đại LG trong thị trường smartphone

    Điểm qua những thăng trầm của LG trong quá trình xây dựng và phát triển mảng smartphone, chúng ta phần nào hồi tưởng được những ấn tượng khó quên khi đã từng có dịp sở hữu một trong các flagship LG trong thời kì huy hoàng. Suy cho cùng, LG cũng đã mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời cũng như tạo nên cơn sốt với những thiết kế lạ mắt, độc đáo và vô cùng sáng tạo. Sự kiện LG khai tử mảng kinh doanh smartphone không phải là dấu chấm hết, họ vẫn sẽ trở lại với những sản phẩm thiết yếu khác trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

    Trên đây là tất cả chia sẻ về dòng LG - thiết bị Android mang danh tiếng một thời. Và nếu các bạn đang tìm các sản phẩm chạy hệ điều hành Android tương tự mang lại sự ổn định hơn như Samsung, Xiaomi,… thì 24hStore.vn là một đơn vị bán lẻ smartphone uy tín hàng đầu dành cho bạn. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ qua Hotline: 1900.0351 để được hỗ trợ tư vấn nhé.

    Xem thêm: LG sẽ là đối tác của Apple trong việc sản xuất iPhone màn hình gập

    Xiaomi Redmi Note 10 Hàng Công Ty

    Xiaomi Redmi Note 10 Hàng Công Ty

    Liên hệ