Không thể tin nổi: sau khi có Bphone, lợi nhuận BKAV thua lỗ trong năm 2016

28/10/2022 4028

Mục lục

    Bphone - thương hiệu điện thoại đến từ Việt Nam

    Vào tháng 05/2015, chiếc smartphone người Việt đầu tiên ra đời sau 5 năm ấp ủ. Lúc bấy giờ, chiếc điện thoại với cái tên Bphone đã làm hao tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo giới trong nước từ trước khi ra mắt. Lý do là vì nó được phát triển bởi Tập đoàn công nghệ BKAV, vốn được biết đến với vài trò là công ty hàng đầu về các phần mềm diệt virus và dịch vụ an ninh mạng tại Việt Nam. Và đặc biệt hơn, chiếc Bphone ấy còn được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước.

    Phải chăng đã kỳ vọng quá nhiều vào BPhone?

    Hôm ra mắt Bphone, Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch của BKAV đã tung ra hàng loạt những lời khen bay bổng dành cho “siêu phẩm “ của chính mình nhữ: “Thật không thể tin nổi!”, “Thật là tuyệt vời” và không quên kèm theo “đây là siêu phẩm smartphone hàng đầu thế giới!”

    Bên cạnh đó, nhờ chiến dịch quảng bá rầm rộ và sự hiếu kỳ của giới yêu công nghệ trong nước, Bphone đã rất thành công về mặt truyền thông, nhưng điều này lại không có nghĩa lý gì về mặt doanh số. Sau khi ra mắt vài tháng, các tin tức về Bphone nguội dần và gần như đi vào quên lãng. Trong thời gian đó, rất nhiều các mẫu mã và thiết kế từ Apple, Oppo, Samsung đồng loạt ra mắt người dùng. Chính điều này càng làm cho Bphone trở nên “im bặt”.

    Mãi tới cách đầy vài tháng, chiếc Bphone của BKAV mới lại được quan tâm và thông tin về nó bắt đầu nóng dần lên khi càng tiến về ngày ra mắt.  Có lẽ rút kinh nghiệm từ lần trước, lần ra mắt thứ 2 này “Quảng nổ” đã gửi tới khách mời sự kiện một từ duy nhất về chiếc Bphone 2: “Chất”

    Thế nhưng, thật lại không thể hiểu được đây là sự tình cờ hay một hệ quả đáng buồn của Bphone. Việc kinh doanh của BKAV gặp nhiều khó khăn và suy giảm cả về doanh thu lẫn lợi nhuận. BKAV có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Tử Quảng đang nắm giữ đến 90% cổ phần.

    Doanh số bị sụt giảm của BPhone

    Được biết, theo số liệu của VIRAC, một trong những công ty nghiên cứu thị trường lớn nhất thế giới thì doanh thu của BKAV vào năm 2015 cho đến năm ra mắt chiếc Bphone 1 đã sụt giảm 12% so với mức đỉnh cao 202 tỷ đồng năm 2014. Và sau đó thì con số này vẫn tiếp tục sụt giảm xuống còn 163 tỷ đồng năm 2016.

    khong the tin noi sau khi co bphone loi nhuan bkav thua lo trong nam 2016 hinh anh 1

    Bên cạnh đó thì hồi đầu tháng 06/2015, chỉ sau ngày ra mắt Bphone vài ngày, phía BKAV thông báo đã bán được đến hơn 10.000 chiếc. Có thể đơn giản tính với mức 10 triệu đồng thì BKAV thu về được 100 tỷ đồng.

    Có thể thấy, mặc dù doanh thu công ty chỉ giảm nhẹ nhưng lợi nhuận từ phí BKAV lại giảm rất nặng. Thậm chí, từ mức 36 tỷ đồng năm 2014, lợi nhuận năm 2015 của BKAV còn chưa đạt đến 6 tỷ đồng nếu không muốn nói lỗ năm 2016

    Đương nhiên, với những số liệu bên trên thì đó chỉ là riêng của công ty mẹ BKAV. Trong năm 2014, BKAV đã tạo dựng một số công ty con để kinh doanh vài mảng riêng như BKAV Online, BKAV Smarthome,… nên rất có khả năng doanh thu của công ty mẹ sụt giảm là do đã chuyển doanh thu sang các công ty con. Vậy nên cũng có thể dự đoán BKAV đã thành lập một phương án mới nhằm phụ tránh mảng kinh doanh cho Bphone.

    Thực tế, ai cũng biết rằng kết quả kinh doanh của cả hệ thống chỉ có thể được đánh giá chính xác khi có số liệu thống nhất của toàn bộ công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết. Ngoài ra, mặc dù kết quả kinh doanh từ phía công ty mẹ BKAV đã bị giảm sút từ khi ra mắt Bphone, chúng ta chỉ có thể nói đó là “hiện tượng” chứ chưa thể đánh giá đó là do Bphone. Và cũng không loại trừ khả năng rằng BKAV đang hy sinh lợi nhuận ngắn hạn để dồn sức cho một chiến lược dài hơi hơn.

    Hiện nay, đa số các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau đều thành lập các công ty chi nhánh, công ty con phụ trách mảng kinh doanh riêng biệt, tạo điều kiện thuận tiện về mặt quản trị. Ngoài ra công ty mẹ khi này vẫn có thể trực tiếp nắm giữ một số mảng kinh doanh hoặc đơn thuần chỉ là đóng vai trò như một công ty đầu tư tài chính.

    Ví dụ như đối với VNG, 13 công ty con đóng góp khoảng 1/3 lợi nhuận trong tổng số 721 tỷ đồng trước thuế mà công ty game online này đạt được nửa đầu 2017. Hoặc như công ty mẹ FPT thuần túy chỉ là một công ty đầu tư tài chính nhận cổ tức từ những công ty thành viên và các mảng kinh doanh đều có những công ty con riêng biệt phụ trách như FPT Telecom, FPT Software, FPT Retail,…