Instagram sẽ tách Reels thành ứng dụng riêng biệt?
Instagram đang cân nhắc tách Reels thành ứng dụng riêng để chiếm lĩnh thị trường video ngắn. Đây là một phần trong dự án Project Ray của Meta nhằm cải thiện thuật toán và thu hút người dùng. Tuy nhiên, liệu Instagram có thành công hay lặp lại thất bại của Lasso?
Nền tảng Reels trên Instagram
Instagram Reels lần đầu tiên được ra mắt vào ngày 5/8/2020 trên toàn cầu, sau khi thử nghiệm tại Brazil vào tháng 11/2019. Đã mở ra một kỷ nguyên mới cho video ngắn trên nền tảng này. Instagram Reels là tính năng trên Instagram cho phép người dùng tạo và chia sẻ những video ngắn ban đầu chỉ kéo dài 15 giây.
Và nền tảng này chính thức ra mắt tại Việt Nam vào ngày 31/3/2021, cho phép người dùng tạo và chỉnh sửa video ngắn với độ dài tối đa 30 giây. Đến tháng 7/2022, thì Instagram tăng giới hạn này lên 90 giây để đáp ứng nhu cầu sáng tạo nội dung phong phú hơn của người dùng. Hiện nay, nền tảng này đã mở rộng giới hạn thời lượng lên đến 3 phút. Thông báo này đến từ Adam Mosseri, giám đốc Instagram, cho biết sự thay đổi được thực hiện dựa trên phản hồi của người dùng, họ cho rằng 90 giây là "quá ngắn".
Ngoài việc tạo cơ hội để thể hiện khả năng sáng tạo, Reels còn giúp tăng cường tương tác và mở rộng phạm vi tiếp cận người dùng. Reels trên Instagram tạo ra không gian sáng tạo cho cá nhân, giúp họ giải trí, kết nối và xây dựng thương hiệu. Đồng thời, đây cũng là công cụ tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp, giúp quảng bá sản phẩm và mở rộng khách hàng tiềm năng, đồng thời củng cố vị thế của Instagram trong thị trường video ngắn.
Kế hoạch tách Reels trên Instagram thành ứng dụng riêng?
Theo thông tin từ The Information, Giám đốc Instagram Adam Mosseri đã trao đổi với đội ngũ về kế hoạch tách Reels ra thành một ứng dụng riêng. Đây là bước đi của Meta nhằm tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng và cải thiện thuật toán đề xuất nội dung, đồng thời mở rộng thời lượng video lên tới 3 phút tại Mỹ. Mặc dù vẫn chưa rõ liệu Reels sẽ tiếp tục là một phần của ứng dụng chính hay được chuyển đổi thành nền tảng độc lập, nhưng kế hoạch này thể hiện sự đặt cược lớn của Meta vào tương lai của Reels trong cuộc chiến video ngắn trên thị trường.
Với bản kế hoạch đó, ta thấy Instagram đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nền tảng video ngắn như TikTok và YouTube Shorts:
-
TikTok: Ra mắt năm 2016, nhanh chóng thu hút hàng tỷ người dùng nhờ thuật toán đề xuất thông minh và nội dung đa dạng. Nhờ có ưu thế nhờ thuật toán đề xuất cực kỳ tinh vi và cộng đồng người dùng trung thành, giúp nội dung được lan tỏa mạnh mẽ và nhanh chóng.
-
YouTube: Cũng không đứng ngoài cuộc với Shorts, ra mắt năm 2020, tận dụng kho nội dung phong phú và lượng người dùng lớn. Bởi sở hữu một lượng người dùng khổng lồ, hệ thống quảng cáo và công cụ kiếm tiền mạnh mẽ cùng khả năng kết hợp giữa nội dung dài và ngắn, tạo nên một trải nghiệm đa dạng và phong phú.
Mỗi nền tảng đều nỗ lực cải tiến tính năng và hỗ trợ nhà sáng tạo nội dung nhằm thu hút và giữ chân người dùng trong thị trường đầy cạnh tranh này.
Cơ hội và thách thức khi tách Reels thành ứng dụng độc lập
Việc Instagram tách Reels thành một ứng dụng độc lập có thể mang lại nhiều cơ hội và thách thức.
-
Cơ hội: Trước hết, điều này giúp Instagram tập trung tối đa vào việc phát triển Reels, cải thiện thuật toán đề xuất và nâng cao trải nghiệm người dùng, tương tự như cách TikTok đã thành công. Ngoài ra, một nền tảng riêng có thể thu hút thêm người dùng mới, đặc biệt là những ai yêu thích nội dung video ngắn nhưng không muốn sử dụng TikTok và Youtube Short. Điều này cũng giúp Instagram mở rộng thị trường và tạo thêm không gian cho các nhà sáng tạo nội dung, đồng thời thu hút các thương hiệu quảng cáo muốn tiếp cận đối tượng trẻ.
-
Thách thức: Tuy nhiên, việc tách riêng Reels cũng đi kèm với nhiều thách thức. Một trong những khó khăn lớn nhất là xây dựng lại cơ sở người dùng từ đầu, bởi hiện nay Reels được hưởng lợi từ hệ sinh thái Instagram với lượng người dùng khổng lồ. Nếu chuyển sang nền tảng độc lập, Reels phải tìm cách giữ chân người dùng và cạnh tranh trực tiếp với TikTok và Youtube Short, vốn đã có lượng fan trung thành. Ngoài ra, việc tách riêng có thể khiến Instagram mất đi sự liền mạch giữa các tính năng, làm ảnh hưởng đến trải nghiệm tổng thể của người dùng. Nếu không có chiến lược phát triển đúng đắn, Reels có thể gặp khó khăn như Lasso – một ứng dụng video ngắn từng bị Meta khai tử do không đủ sức hút.
Bài học từ sự thất bại của Lasso
Lasso là một ứng dụng video ngắn do Facebook phát triển, ra mắt vào năm 2018. Tuy nhiên, ứng dụng này đã không đạt được thành công như mong đợi và bị ngừng hoạt động vào năm 2020. Sự thất bại của nền tảng Lasso do:
-
Thứ nhất: Ứng dụng thiếu các tính năng độc đáo để thu hút người dùng, khiến nó khó cạnh tranh với TikTok, nền tảng đã có sẵn cộng đồng người dùng lớn và nội dung phong phú.
-
Thứ hai: Chiến lược tiếp thị và quảng bá của Facebook cho Lasso còn hạn chế, dẫn đến việc ứng dụng không được nhiều người biết đến và sử dụng.
-
Thứ ba: Thời điểm ra mắt của Lasso không phù hợp, khi TikTok đã trở nên phổ biến, khiến việc thu hút người dùng chuyển sang một nền tảng mới trở nên khó khăn hơn.
-
Cuối cùng: Lasso hoạt động như một ứng dụng độc lập, không được tích hợp chặt chẽ với các dịch vụ khác của Facebook, làm giảm khả năng tiếp cận và giữ chân người dùng.
Hãy đến với 24hStore để không bỏ lỡ bất kỳ tin tức nóng hổi nào về công nghệ. Ghé cửa hàng của chúng tôi ngay hôm nay để trải nghiệm trực tiếp những chiếc smartphone hàng đầu như iPhone, Samsung, Xaomi. Chiếc smartphone sẽ là công cụ hoàn hảo giúp bạn khám phá sức mạnh của Instagram Reels. Với smartphone mới từ 24hStore, bạn sẽ mở ra một thế giới sáng tạo vô hạn, tận hưởng những tính năng đột phá và hiện đại nhất. Đừng chần chừ, hãy chọn ngay chiếc điện thoại của bạn tại 24hStore để dẫn đầu xu hướng và thể hiện phong cách cá nhân theo cách độc đáo nhất!
Nguồn: VTV